Khám phá công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng cao khiến cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng tăng theo dẫn đến lượng nước thải ra môi trường ngày càng lớn. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường thì việc xử lý nước thải sinh hoạt là vô cùng cấp thiết. Cùng Công ty Môi Trường Hoàng Nguyên Phát tìm hiểu về các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt trong bài viết này nhé!

Xử lý nước thải sinh hoạt

Tìm hiểu về nước thải sinh hoạt 

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như: hoạt động nấu ăn, nước tắm rửa và giặt giũ, nước cọ rửa nhà cửa… (gọi chung là nước xám) và nước thải từ quá trình đào thải phân được xử lý qua bể tự hoại (gọi là nước đen).

Nước thải sinh hoạt được yêu cầu xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường đặc biệt ở những khu dân cư hay chung cư có số dân đông, hoặc những nhà máy sản xuất công nghiệp có nhiều cán bộ công nhân viên, hay cả những khách sạn, resort được thiết kế với sức chứa khách lớn, lưu lượng nước thải nhiều.

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt hằng ngày đã thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý hiệu quả sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm nghiêm trọng. 

  • Ảnh hưởng sức khỏe: Bốc mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho người dân xung quanh. Mùi hôi thối mang theo nhiều mầm bệnh, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, trở thành nguy cơ lớn gây ra các bệnh về da, đường hô hấp.
  • Gây mất mỹ quan đô thị: nước bị ô nhiễm có màu đen sánh đặc, rác nổi lềnh bềnh, gây mất mỹ quan khu vực.
  • Gây mất vệ sinh: Các vùng nước bẩn tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho ruồi, nhặng, côn trùng sinh sôi và phát triển, gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Đồng thời, chúng cũng là vật trung gian mang đến các loại bệnh truyền nhiễm.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Chất lượng đời sống của người dân bị giảm sút, cơ sở hạ tầng, kinh tế đều bị tụt hậu dần, do không ai muốn đầu tư vào một vị trí mà xung quanh bị ô nhiễm nặng nề.
  • Ảnh hưởng sản xuất – kinh tế: Đối với khu vực nông thôn, nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, chất lượng nông sản, lưu lượng kim loại nặng nhiều trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu con người dùng cho việc tưới tiêu, vệ sinh chuồng trại,…

Từ những tác hại trên cũng đã cho thấy được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt. Chính vì lý do đó mà việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải là một phương pháp tối ưu và cấp thiết. 

Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay

Một số công nghệ xử lý nước thải phổ biến hiện nay

1. Công nghệ xử lý nước thải MBBR

MBBR là viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm diện tích và hiệu quả xử lý cao. Công nghệ này ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ. Chẳng hạn như nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm,…

2. Công nghệ xử lý nước thải AAO 

Xử lý nước thải theo công nghệ AAO tức là xử lý sinh học liên tục, qua 3 bể, ba hệ vi sinh khác nhau: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí. AAO được viết tắt của cụm từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí)

Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, nước thải sẽ được xử lý trước khi đưa ra môi trường.

3. Công nghệ xử lý nước thải hóa lý 

Công nghệ này đã có từ lâu, nhưng sự phổ biến của nó vẫn được dùng phổ biến ở hiện tại. Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó. Chất này phản ứng với các tập chất bẩn trong nước thải. Chất tạo thành là chất rắn có khả năng loại ra khỏi nước thông qua cặn lắng, hoặc dạng hòa tan không gây hại cho môi trường.

4. Công nghệ màng lọc sinh học MBR

MBR (Membrane Bio Reactor) là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí.

Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý. Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học sẽ gia tăng nhanh chóng. Đồng thời khả năng phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào cũng tăng theo. Ngoài ra, nước thải sau xử lý còn loại bỏ cặn lơ lửng và có độ trong suốt cao.

5. Công nghệ xử lý nước thải SBR

Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh hoạt chứa chất hữu cơ và nito cao. Xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cặn. Hệ thống gồm 5 pha diễn ra liên tục lần lượt là: Fill (Làm đầy), React (Pha phản ứng, thổi khí), Settle( lắng), Draw (rút nước), Idling (ngưng). Công nghệ SBR mang lại hiệu quả xử lý nước thải đô thị và công nghiệp với hiệu suất cao và chất lượng nước đầu ra tốt.

Trên đây là một số thông tin của Công ty Hoàng Nguyên Phát về tính cấp thiết của việc xử lý nước thải sinh hoạt. Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề, chúng tôi sẽ cùng với quý khách hàng góp phần cho việc quản lý nước thải sinh hoạt khu dân cư ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạch đẹp hơn.

Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát Chuyên thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp.

Email: hoangnguyenphatmt@gmail.com

Office: Số 32/1, Đường Số 19, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/congtyhoangnguyenphat

Website: https://moitruonghnp.com.vn

Thế Lực

2 bình luận trong “Khám phá công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *