NGUY CƠ TIỀM ẨN TỪ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÔNG ĐẠT CHUẨN 

Trong quá trình sinh sống và phát triển các hoạt động kinh tế thì ngày càng nhiều các vấn đề nước thải ô nhiễm xảy ra vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chính đời sống của con người và môi trường sống của sinh vật. Đặc biệt, Việt Nam có rất nhiều nguồn cung cấp nước có sự liên kết từ biển, ao, hồ, sông, suối…nên một nguồn ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các nguồn còn lại.

1.Thực trạng ô nhiễm nước thải hiện nay

Hiện nay thì tình trạng nước thải ô nhiễm ngày càng gia tăng mất kiểm soát do nhiều khu vực chưa có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. Một số nơi cho lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý xả thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh rạch, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. 

Đặc biệt, nguồn nước ô nhiễm nhiều nhất tại các thành phố lớn có nhiều khu đô thị và khu công nghiệp hoạt động. Theo nguồn dẫn chứng thực tế từ Luật Việt Nam 2024 về việc ô nhiễm nước tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM:

Chỉ với Hà Nội đã có 350.000 – 400.000 m3 nước thải các loại cùng 1.00 m3 rác thải được đưa trực tiếp ra môi trường một cách bừa bãi nhưng chỉ có 10% trong số đó đã qua xử lý kỹ càng.

Đối với TP. HCM, đây là khu vực phát triển kinh tế vô cùng sôi nổi, tập trung rất nhiều nguồn dân cư từ tứ phương đổ về nên tình trạng ô nhiễm nặng hơn so với các khu vực khác. Ngoài ra thì mức độ ảnh hưởng cũng tăng lên theo mật độ dân cư, càng khó kiểm soát và phát hiện những nơi ô nhiễm nguồn nước thải ở cấp độ nhẹ.

Không chỉ đa dạng về mức độ ô nhiễm mà còn có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước khác nhau như: kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, vi sinh vật gây bệnh,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật về nguồn nước thải đạt chuẩn

2.1 Đối với nước thải công nghiệp

Theo QCVN 40:2011/BTNMT yêu cầu chất lượng về nước thải công nghiệp theo quy chuẩn Việt Nam có quy định về ngưỡng giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra môi trường. Điều này sẽ được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận. Riêng với nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù sẽ có quy chuẩn quốc gia riêng về việc cho phép xả nước thải ra môi trường.

QCVN luôn có những quy định cụ thể về các nguồn nước thải công nghiệp khi xả vào khu dân cư, đô thị mà chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho các nguồn nước xung quanh khu công nghiệp không bị ảnh hưởng.

2.2 Đối với nước thải sinh hoạt

Với quy định của luật môi trường thì hiện tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT chính là tiêu chuẩn quy định giá trị tối đa về tiêu chí cần có để có thể cho phép thải nước thải sinh hoạt ra môi trường mà không gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư xung quanh. 

Quy chuẩn này không chỉ được áp dụng cho khu dân cư, đô thị mà còn tại các cơ sở công cộng,doanh trại vũ trang, cơ sở dịch vụ, hay doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.

Mức độ yêu cầu về tỷ lệ thành phần nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm ra môi trường sẽ được áp dụng trên 11 yếu tố về nồng độ pH, nồng độ BOD, tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni (tính theo nitơ) Nitrat, dầu mỡ động, thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, photphate, tổng Coliforms. Đây sẽ là những tiêu chí đánh giá xem nguồn nước thải bạn chưa xử lý hoặc đã xử lý có thật sự đủ an toàn với môi trường, sinh vật và con người.

2.3 Đối với nước thải y tế

Nước thải bệnh viện rất được chú trọng quy trình xử lý từ các bước nhỏ nhất vì đây là nguồn nước thải có sự tiếp xúc trực tiếp của nhiều mầm bệnh nguy hiểm cũng như thuốc từ bệnh viện rất dễ hòa tan trong môi trường nước. Đôi khi chúng ta không biết cụ thể đó là loại thuốc gì? Pha trộn có tạo ra biến thể hay không? Vậy nên cực kỳ nguy hiểm. 

QCVN 28:2010/BTNMT có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn cho phép thải nước thải y tế đã xử lý ra môi trường tự nhiên. Đây cùng là yếu tố tiên quyết để các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ được đi vào hoạt động. Đó cũng là lý do khi các cơ sở y tế, bệnh viện,…không có hệ thống xử lý nước thải hay không đảm bảo cam kết về chất lượng nước thải thì họ sẽ không được cấp chứng chỉ hoạt động của Bộ Y Tế.

Bên cạnh đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa ra một số cân nhắc phù hợp hơn với quy chuẩn quốc gia với QCVN 50:2013/BTNMT thay tổng nitơ bằng nitrat, Clo dư và tổng hàm lượng chất hoạt động bề mặt. Tương ứng bùn thải đã qua xử lý cũng được phân tích và kiểm nghiệm mức độ đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.

3. Nguy cơ xử lý nước thải không đạt chuẩn

Ô nhiễm môi trường: Nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn khi thải ra môi trường sẽ chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,… Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, đất đai, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm nước do xử lý nước thải không đạt chuẩn còn dẫn đến hiện tượng “nước chết”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản, nông nghiệp và du lịch.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Tiếp xúc trực tiếp với nước thải ô nhiễm có thể gây ra các bệnh về da liễu, tiêu hóa, hô hấp,…Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng, nuôi trồng thủy sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em và người già.

Hậu quả về mặt kinh tế: Chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do xử lý nước thải không đạt chuẩn là vô cùng tốn kém. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ do nguồn nước ô nhiễm, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

4. Giải pháp xử lý và khắc phục nước thải ô nhiễm

  • Nâng cao ý thức cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc xử lý nước thải.
  • Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, đảm bảo xử lý hiệu quả lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Quản lý chặt chẽ hơn: Siết chặt công tác quản lý, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm về môi trường.
  • Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động đến môi trường.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Email: thelucmoitruong@gmail.com

Địa chỉ: Số A3-2-6 chung cư Lê Thành, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/thelucmoitruong

Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ bạn tìm ra công nghệ xử lý nước phù hợp, giải quyết mọi vấn đề nước thải, nước cấp đạt tiêu chuẩn.

Thế Lực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *