CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KIM LOẠI NẶNG

Nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng là vấn đề nhức nhối hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Việc xử lý nước thải loại này cần được thực hiện bài bản và triệt để, ứng dụng những phương pháp tiên tiến nhằm loại bỏ tối đa thành phần kim loại độc hại.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải kim loại nặng phổ biến nhất hiện nay.

1. Xử lý nước thải kim loại nặng là gì?

    Việc xử lý nước chứa thải kim loại dựa trên phương pháp hóa học, hấp thụ, trao đổi ion, điện hóa… Đây là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh các nhà xưởng, xí nghiệp có lượng nước thải lớn.

    Hiện nay, nước thải chứa kim loại nặng là mối đe dọa của rất nhiều công ty, xí nghiệp. Nó là hệ quả của quá trình sản xuất trong nhà máy.

    Một hệ thống xử lý nước thải kim loại nặng gồm các thiết bị giải quyết các vấn đề nước thải từ nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Quy mô của hệ thống sẽ được quyết định bởi hàm lượng kim loại có trong nước thải.

    2. Những độc tính của các kim loại nặng

      – Chì (Pb): gây độc cho hệ thần kinh, người nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Khi xâm nhập vào cơ thể chì ít bị đào thải mà bị tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.

      – Crom (Cr): tồn tại trong nước với 2 dạng Cr (III), Cr (VI). Cr (III) không độc nhưng Cr (VI) rất độc đối với động thực vật đặc biệt là với con người. Với người – Cr (VI) gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi.

      – Asen (As): là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Trong tự nhiên As tồn tại trong các khoáng chất. – Nồng độ thấp thì kích thích sinh trưởng, nồng độ cao gây độc cho động thực vật.

      – Thủy Ngân (Hg): tính độc phụ thuộc vào dạng hoá học của nó. Thuỷ ngân nguyên tố (ở dạng lỏng), không độc. Nhưng thuỷ ngân ở dạng hơi lại rất độc, chúng dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nên nếu hít phải sẽ rất nguy hiểm. Thuỷ ngân có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, albumin; có khả năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh.

      3. Những tác hại mà nước thải kim loại chưa xử lý gây ra

        Khi chúng ta sử dụng nước chứa kim loại nặng sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh,…Ngoài ra kim loại nặng khi tiếp xúc qua da còn làm kích ứng da, tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da,…Đối với các vi sinh vật, động vật gần khu vực: các bệnh về đột biến.

        4. Các công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng

          4.1 Kết tủa hóa học

          Bất kỳ loại nước thải nào chứa kim loại thì đều phải sử dụng kết tủa hóa học. Nhưng trước khi thực hiện cần điều chỉnh giá trị pH từ 9 – 11 nhằm cải thiện hiệu quả khử kim loại.

          Người ta dùng vôi hoặc đá vôi vì tính sẵn có, chi phí thấp, dễ sử dụng làm tác nhân kết tủa. Cách này khá thích hợp với nguồn thải chứa nồng độ kim loại > 1000 mg/l.

          Ngoài ra, để tăng việc khử kim loại nặng thì các chất kết tủa như phèn nhôm, sunfat sắt,… cũng được sử dụng

          Hai quá trình kết tủa cơ bản nhất gồm kết tủa cacbonat canxi và hydroxit.

          4.2 Phương pháp trao đổi ion

          Phương pháp trao đổi ion dựa trên nguyên tắc của trao đổi ion, cách xử lý nước thải chứa kim loại nặng này sử dụng nhựa hữu cơ tổng hợp ionit, nhóm chức trao đổi ion và các chất cao phân tử có gốc hidrocacbon.

          Các ion không mong muốn trong nước sẽ được thay thế bằng các ion khác không có độc tính quá trình này thường diễn ra trong cột trao đổi ion có sử dụng các vật liệu hạt nhựa Cation hoặc hạt nhựa trao đổi Anion hoặc đồng thời cả hai loại.

          4.3 Xử lý bằng công nghệ sinh học

          Khá lý tưởng để khử kim loại trong nước thải với chi phí đầu tư thấp và rất thân thiện với môi trường khi ứng dụng nhiều loài thực vật như cỏ, tảo, với khả năng tích lũy kim loại nặng.

          Cỏ vertiver là sự lựa chọn tối ưu vì chúng hấp thụ tốt các kim loại nặng như As, Cd, Pb, Ni, Cu, Cr,… giúp ngăn chặn sự phát triển của tảo lam. Chính điều này mà nhiều quốc gia sử dụng nó để làm sạch hồ nước, sông ngòi, kênh rạch.

          Lục bình là thực vật thủy sinh với tốc độ phát triển nhanh có tác dụng hút được Na, Ca, P, Mn, phenol, Al, kẽm cùng nhiều chất khác.

          4.4 Phương pháp điện hóa

          Thu hồi kim loại nặng ở trạng thái nguyên tổ bằng phản ứng anot và catot trong tế bào điện hóa.

          Các giải pháp điện hóa như đồng tụ điện, tuyển nổi điện,… với ưu điểm táh kim loại ở dạng tinh khiết,

          chi phí vận hành thấp, yêu cầu ít hóa chất xử lý tạo ra lượng bùn thấp hơn.

          Ngoài kim loại, giải pháp điện hóa còn tham gia xử lý thuốc nhuộm, flo, nitrat, sunfua.

          Một kỹ thuật điện hóa nổi bật là điện tuyển nổi hoạt động dựa trên cơ chế tách chất rằn – lỏng đưa kim loại nổi lên trên mặt nước bởi bọt khí oxy và hydro nhỏ hình thành từ quá trình điện phần nước.

          Việc lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu phụ thuộc vào tính chất, nồng độ kim loại nặng, yêu cầu chất lượng nước đầu ra và ngân sách đầu tư.

          Liên hệ ngay với Thế Lực Môi Trường để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn! Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

          THÔNG TIN LIÊN HỆ

          Email: thelucmoitruong@gmail.com

          Hotline: 0912.906.085

          Địa chỉ: Số A3-2-6 chung cư Lê Thành, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM

          Fanpage: https://www.facebook.com/thelucmoitruong

          Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ bạn tìm ra công nghệ xử lý nước phù hợp, giải quyết mọi vấn đề nước thải, nước cấp đạt tiêu chuẩn.

          Thế Lực

          Để lại một bình luận

          Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *