5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ MÙI HÔI HIỆU QUẢ
Nước thải có mùi hôi không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Vậy đâu là giải pháp xử lý triệt để tình trạng này? Bài viết dưới đây, Thế Lực Môi Trường sẽ giới thiệu đến bạn 5 phương pháp xử lý nước thải có mùi hôi hiệu quả nhất hiện nay.
1. Nguyên nhân phát sinh mùi hôi trong nước thải
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát sinh mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải, phổ biến trong số đó là:
Có nhiều loại nước thải ban đầu vốn đã nặng mùi như nước thải sản xuất phụ gia, chế biến thực phẩm… Khi thu gom bằng hệ thống kênh hở và không có ống thu khí sẽ gây phát tán mùi hôi khó chịu.
Bể điều hòa có chức năng thu gom nước thải, ổn định nồng độ và lưu lượng nước. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ lắng xuống một phần tại bể, nếu không sục khí sẽ dẫn đến quá trình phân hủy kỵ khí và gây mùi hôi.
Với hệ thống xử lý nước thải có bể kỵ khí, tạo ra rất nhiều khí như H2S, mùi của axit dễ bay hơi… Nếu hệ thống này bị hở thì mùi khó chịu của khí sẽ phát tán ra ngoài.
Với hệ thống xử lý chỉ có bể hiếu khí, nếu vi sinh vật bị chết thì sẽ phát sinh mùi, khi đó quá trình hiếu khí không xảy ra, mà thay vào đó là quá trình kỵ khí.
Ngoài ra, mùi hôi cũng có thể phát sinh từ bể chứa bùn do bùn dư tích tụ lâu ngày không được xử lý, bị phân hủy kỵ khí và tạo mùi.
2. Hậu quả không lường vì mùi hôi nước thải
Việc phát sinh mùi hôi có thể kể đến như chúng sẽ tác động đến quá trình sản xuất của nhà máy. Mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe của người vận hành hệ thống nước thải, thậm chí là những công nhân ở nhà máy và khu vực dân cư sinh sống xung quanh.
Đặc biệt trong tình huống các chủ đầu tư, các đơn vị khác đến nhà máy để tham quan, mùi hôi của có thể gây mất thiện cảm đối với họ. Và ảnh hưởng quan trọng nhất, mùi hôi có thể là một tín hiệu, là một hồi chuông cảnh báo rằng hệ thống nước thải của bạn đang gặp phải trục trặc trong một khâu, một giai đoạn nào đó.
3. 5 phương pháp xử lý nước thải có mùi hôi hiệu quả
Khi các phương pháp được áp dụng một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu mùi hôi từ nước thải và đảm bảo quá trình xử lý nước thải diễn ra một cách an toàn.
3.1. Sử dụng hóa chất
Hóa chất là một trong những giải pháp hữu hiệu được nhiều người tin tưởng lựa chọn để xử lý mùi hôi trong nước thải. Phương pháp này giúp ngăn chặn mùi hôi thối từ nước thải sinh hoạt và nhà máy rất hiệu quả.
- Sử dụng Ozone hoặc H2O2: Các chất này có khả năng oxy hóa và phân hủy các hợp chất gây mùi hôi, giúp làm sạch nước thải.
- Công nghệ làm lạnh: Công nghệ làm lạnh được sử dụng để hạn chế tối đa sự bay hơi và phân hủy của mùi hôi từ nước thải. Bằng cách làm lạnh nước thải, ta có thể giảm các hợp chất gây mùi hôi thoát ra ngoài môi trường.
- Sử dụng than hoạt tính: Than hoạt tính là một loại vật liệu có khả năng hấp thụ mùi hôi rất tốt, giúp xử lý mùi hôi trong nước thải hiệu quả
- Sử dụng các loại phân rác: Các loại phân rác tự nhiên hoặc xử lý như phân bón có thể được sử dụng để hấp thụ và loại bỏ, xử lý mùi hôi trong nước thải.
3.2. Sử dụng chế phẩm sinh học
Sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp quan trọng và hiệu quả để xử lý nước thải có mùi hôi. Chế phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật có lợi đã được lựa chọn kỹ càng để thực hiện quá trình xử lý nước thải.
Thường người ta sử dụng các loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, động vật nguyên sinh, nấm men… để xử lý nước thải. Các loại vi sinh vật này được bảo quản và nuôi dưỡng ở dạng rắn, lỏng hoặc bùn loãng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình xử lý.
Cùng với đó, để có thể phân hủy những chất vô cơ gây mùi người ta sẽ nhân giống và phát triển phôi các men vi sinh này. Trong quá trình đó, các khí như N2O, CO2 hay Nitơ sẽ được sản sinh và thoát ra ngoài môi trường. Lúc này mùi hôi từ nước thải sẽ không còn nữa, và các chất gây ô nhiễm trong nước cũng đã được khử.
Có 2 phương pháp ứng dụng công nghệ chế phẩm vi sinh để xử lý nước thải có mùi hôi phổ biến là: Phương pháp hiếu khí và phương pháp kỵ khí.
Nhắc đến sử dụng hóa chất để ngăn chặn, xử lý mùi hôi từ nước thải thì không thể không nhắc đến việc sử dụng chế phẩm sinh học.
3.3. Thu gom xử lý khí thải khi nước thải đầu vào
Thu gom khí, xử lý khí thải là biện pháp an toàn, hiệu quả. Đối với phương pháp này, người ta sẽ ứng dụng những công nghệ hiện đại về xử lý bụi và lọc bụi. Thông thường, có những cách xử thu gom, xử lý khí như:
- Sử dụng cyclon: Đây là cách làm dựa trên phương pháp ly tâm, nhằm lọc bụi và mùi hôi ra khỏi không khí.
- Sử dụng túi lọc bụi: Đây là loại túi chuyên dụng để lọc sạch bụi và chất gây mùi ra khỏi không khí. Phương pháp này có thể lắp thành hệ thống để xử lý khí thải công nghiệp.
- Sử dụng phương pháp lọc bụi tĩnh điện: Phương pháp này dựa trên nguyên lý ion hoá. Nó có thể loại bỏ những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ từ 0.01 − 10 µm
- Sử dụng tháp hấp thụ than hoạt tính: Than hoạt tính là vật liệu có khả năng hấp phụ cao. Không chỉ các chất gây ô nhiễm mà có thể loại bỏ mùi trong nước hiệu quả.
- Sử dụng phương pháp sinh học Biofilter: Sử dụng vi sinh vật tạo thành màng lọc. Các vi sinh vật sẽ phá huỷ chất ô nhiễm để tạo ra CO2, H2O và các loại muối. Đồng thời loại bỏ mùi hôi ra khỏi không khí.
3.4. Kiểm soát quá trình sục khí
Đây được xem là phương pháp xử lý mùi hôi trong nước thải phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, người ta kiểm soát sục khí khi xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính.
Với phương pháp này, oxy hòa tan là yếu tố quan trọng giúp vi sinh vật sinh trưởng tốt, tăng hiệu suất xử lý. Để giảm thành phần chất hữu cơ, kỹ sư sẽ đưa oxy vào nước thải, lượng oxy này kết hợp với vi sinh vật trong nước để tạo thành bông bùn sinh học.
Trong quá trình xử lý, nhân viên vận hành phải liên tục đo, quan sát nồng độ oxy hòa tan bằng những công nghệ hiện đại, từ đó giúp kiểm soát, điều chỉnh lượng oxy sục, giúp quá trình xử lý mùi hôi trong nước thải được tối ưu.
3.5. Thu gom bùn thải đúng cách
Bùn thải là chất được tách ra khỏi nước trong quá trình xử lý, nếu không được thu gom hợp lý, nó sẽ gây mùi hôi khó chịu cho môi trường xung quanh.
Khi thu gom bùn thải, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tìm vị trí thu gom phù hợp
- Sau khi thu gom cần xử lý đúng cách như phơi hoặc đưa vào máy ép bùn
- Thu gom, xử lý bùn thải trong khoảng thời gian hợp lý
- Tập kết bùn thải vào một địa điểm thích hợp để thuận tiện trung chuyển và xử lý
- Chuẩn bị bao chứa, đựng bùn thải với kích thước, chất lượng phù hợp để lưu trữ, vận chuyển
- Hạn chế tối đa làm rò rỉ, rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình thu gom, vận chuyển
- Đảm bảo đủ các trang thiết bị chuyên dụng cần thiết phục vụ quá trình thu gom, vận chuyển.
Với những thông tin trên, Thế Lực Môi Trường hy vọng bạn đọc đã có thêm hiểu biết về các biện pháp khắc phục, xử lý mùi hôi trong nước thải. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc kỹ thuật nào cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Thế Lực Môi Trường qua hotline 0912.906.085 để được hỗ trợ và nhận báo giá ưu đãi trong thời gian sớm nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Email: thelucmoitruong@gmail.com
Hotline: 0912.906.085
Địa chỉ: Số A3-2-6 chung cư Lê Thành, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM
Fanpage: https://www.facebook.com/thelucmoitruong
Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ bạn tìm ra công nghệ xử lý nước phù hợp, giải quyết mọi vấn đề nước thải, nước cấp đạt tiêu chuẩn.