Công nghệ xử lý nước thải SBR có gì đặc biệt?
Xử lý nước thải là một điều tất yếu và vô cùng quan trọng theo sự hình thành và phát triển của xã hội hiện đại để giữ cho môi trường luôn trong lành. Trên thực tế thì có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau sẽ phù hợp với từng điều kiện thực tế cụ thể. Tuy nhiên, trong bài viết này Công ty Hoàng Nguyên Phát sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ xử lý nước thải SBR đang được ưa chuộng hiện nay nhé!
Công nghệ xử lý nước thải SBR là gì?
SBR (Sequencing batch reactor) là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, với quá trình xử lý sinh học và lắng sinh học được diễn ra trong cùng một bể.
Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech, Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech. Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech.
Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
Cốt lõi của công nghệ này là bể phản ứng tích hợp các chức năng đồng nhất, lắng sơ cấp, phân hủy sinh học và lắng thứ cấp trong một bể, không có hệ thống hồi lưu bùn.
Nguyên lý hoạt động
Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 5 pha hoạt động:
- Pha làm đầy (Fill): pha này thực hiện chủ yếu là bơm nước thải làm đầy bể SBR. Trong thời gian làm đầy bể, có thể thực hiện song song các công tác: để nước tĩnh – ổn định nước thải; khuấy – điều hòa nồng độ ô nhiễm trong các nguồn nước thải khác nhau; sục khí – điều hòa nồng độ ô nhiễm, và thúc đẩy phản ứng phân hủy. Các công việc này phải tùy thuộc vào nhu cầu xử lý, nồng độ chất ô nhiễm để thực hiện kết hợp cho hợp lý.
- Pha thổi khí – phản ứng: Thực hiện sục khí thúc đẩy phản ứng phân hủy của vi sinh vật hiếu khí. Tại đây, các hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy, đồng thời cũng diễn ra quá trình Nitrat hóa. Thời gian thực hiện của pha react phụ thuộc vào chất lượng nước thải đầu vào và yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra, thông thường phải mất đến 8 giờ.
- Pha lắng đọng: Tại đây, nước sẽ được để ở trạng thái tĩnh nhằm lắng đọng các bông bùn lơ lửng. Quá trình lắng đọng này thường mất khoảng từ 2 – 3 giờ.
- Phá rút nước: Sau khi các bông bùn lắng đọng, nước thải trong bên trên sẽ được rút ra bằng các thiết bị bơm hút tầng mặt hoặc van xả. Nhưng lưu ý tránh hút hoặc xả bùn ra ngoài.
- Pha ngưng (chờ): đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, chờ để nạp mẻ mới. Thời gian chờ này phụ thuộc vào thời gian vận hành của hệ thống.
Ưu và nhược điểm của công nghệ SBR
Ưu điểm
Hệ thống SBR đã trở nên phổ biến trong các công nghệ xử lý nước thải hiện nay do có nhiều ưu điểm như sau:
- Hiệu suất vận hành nâng cao
- Hiệu suất xử lý bùn vượt trội do chọn lọc sinh học và các chuỗi tuần hoàn hiếu khí / anoxic / kỵ khí.
- Ức chế vi khuẩn dạng sợi do đó làm giảm khả năng tạo bùn cặn.
- Tăng cường loại bỏ chất dinh dưỡng (khử nitrat và Bio-P) mà không cần hóa chất hoặc bể riêng.
- Tích hợp khả năng cân bằng ngăn ngừa suy giảm hiệu suất trong điều kiện tăng.
- Chi phí xây dựng thấp hơn
- Cân bằng, xử lý sinh học và làm rõ đạt được trong một bể.
- Không có hệ thống bơm bùn quay trở lại bên ngoài.
- Bể hình chữ nhật với thiết kế tường chung.
- Quy trình đơn giản, thi công và lắp đặt nhanh.
- Chức năng linh hoạt
- Thời lượng của chu kỳ hoặc trình tự có thể được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của dòng thủy lực hoặc tải sinh học, ví dụ: chu kỳ ngắn hơn cho điều kiện lưu lượng đỉnh hoặc thời gian sục khí ngắn hơn để tải thấp hơn.
- Dễ dàng mở rộng với thiết kế bể hình chữ nhật.
- Hệ thống điều khiển tự động cung cấp điều chỉnh dễ dàng và linh hoạt cho các thông số vận hành.
- Chi phí vận hành và bảo trì thấp
- Kiểm soát sục khí tốt hơn, khử nitơ và tiêu thụ điện năng thấp hơn.
- Thiết bị ít hơn và đơn giản hơn, do đó giảm bảo trì.
- Điều khiển tự động thích ứng với các điều kiện thay đổi mà ít chú ý đến người vận hành.
- Loại bỏ vi sinh vật mà không cần hóa chất.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên công nghệ này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý sau:
- Yêu cầu đội ngũ có tay nghề cao trong giai đoạn thiết kế và thi công.
- So với các công nghệ khác, xử lý nước thải bằng công nghệ SBR phức tạp và đòi hỏi bảo trì cao hơn do liên quan đến tự động hóa. Vì vậy phải cần người vận hành cần có tay nghề cao.
- Nhiều thiết bị cơ khí.
- Cần hệ thống khử trùng lớn.
Công ty Hoàng Nguyên Phát chuyên thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ SBR. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm cho mình một hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ SBR hiện đại nhất hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi. Với đội ngũ nhân viên là các kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi bảo đảm rằng sẽ làm hài lòng tất cả quý khách khi đến với công ty chúng tôi.
Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát Chuyên thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp.
Email: hoangnguyenphatmt@gmail.com
Office: Số 32/1, Đường Số 19, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyhoangnguyenphat
Website: https://moitruonghnp.com.vn