Dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục

Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề lớn đang gây lo ngại cho nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Nước là nguồn tài nguyên quý giá và cần phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý để đảm bảo sức khỏe và sự sống còn của con người. Hiểu được tác hại, nguy cơ tiềm ẩn cũng như các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm sẽ giúp bạn chủ động có biện pháp để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình. Và đó cũng chính là điều mà Hoàng Nguyên Phát chia sẻ với bạn trong bài viết này.

Dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước & cách khắc phục

1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người cũng như các loại động – thực vật. Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong một thời gian dài có thể khiến nhiều người gặp các vấn đề về sức khỏe như các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, giảm hồng cầu, bạch cầu, da sạm, giảm trí nhớ, rụng tóc, rối loạn nhịp tim, viêm dạ dày, ung thư, mắt mờ dần,… Nếu nước bị ô nhiễm nặng thậm chí có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím.

Bên cạnh đó, việc nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân và cũng là điều kiện thuận lợi các dịch bệnh lây lan nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm như tiêu chảy, bại liệt, đau mắt, giun sán, viêm não, nấm tay chân…

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người, nguồn nước bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các loại động thực vật. Tóm lại, ô nhiễm nước gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, do đó đây chính là vấn đề cấp bách cần được quan tâm hiện nay.

2. Dấu hiệu nhận biết ô nhiễm nguồn nước

Dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước & cách khắc phục

Trước hết, người sử dụng có thể nhận biết các dấu hiệu bằng mắt thường như sau:

– Về mùi: nước ô nhiễm có mùi tanh, hôi nồng đậm khó chịu, mùi trứng thối,…

– Về màu nước: nước ô nhiễm hoặc chứa các thành phần tạp chất thường có màu nâu, vàng, nâu đỏ… là dấu hiệu của nước nhiễm phèn, sắt, kim loại nặng.

– Hiện tượng bám dính chất ô nhiễm tại dụng cụ chứa nước, thiết bị, nước kết tủa, đóng cặn, quần áo ố màu…

Trên thực tế, nguồn nước ô nhiễm diễn ra nhiều rất phức tạp, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì không thể nhận biết được mà phải cần áp dụng các biện pháp công nghệ cao mới đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này là vô cùng cần thiết để từ đó có thể đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả.

3. Cách khắc phục

3.1 Nâng cao ý thức cộng đồng

Việc bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của tất cả cộng đồng. Một người bảo vệ nguồn nước thì sẽ là chưa đủ nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác. Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên đã chính là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động. Đó không phải là những phương pháp gì cao siêu, có thể chỉ là hành động tiết kiệm nước sạch mỗi ngày khi sử dụng.

3.2 Giữ sạch nguồn nước

Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo đó chính là giữ sạch nguồn nước. Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch.  Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối.

3.3 Tiết kiệm nguồn nước sạch

Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nó chỉ đơn giản là bạn hãy tắt vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài.

Đặc biệt, có thể tận dụng nước mưa vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa hữu ích vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí.

Dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước & cách khắc phục

3.4 Xử lý phân thải đúng cách

Xử lý phân thải đúng cách cũng là một biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả. Đối với các gia đình đông thành viên, gia đình làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm nhiều cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học. Nếu được, bạn nên xây dựng các hố ủ vệ sinh khoa học để đựng và ủ phân cho hoai trước khi đem bón cho cây hoặc xả ra môi trường. Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.

3.5 Phân loại và xử lý đứng các loại rác thải sinh hoạt

Mỗi gia đình nên sắm cho mình các thùng đựng rác có nắp kín để đậy. Đồng thời, phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ riêng để có các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả. Đối với các tòa nhà chung cư, sinh hoạt tập thể, công cộng, cần phải có các thùng rác lớn nắp đậy kín và phân chia loại rác rõ ràng để người dân vứt rác vào. Đồng thời, những khu sinh sống tập thể cần phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước sạch.

3.6 Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp

Mỗi khu vực, tỉnh thành cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viện,… phải xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra môi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

3.7 Hướng tới nông nghiệp xanh

Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp xanh. Cụ thể, cần phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ và hợp vệ sinh, tránh tình trạng thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Đối với cây trồng, nông dân cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời gian. Tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm môi trường đất, dẫn tới ô nhiễm chất lượng nguồn nước.

3.8 Hạn chế sử dụng túi nhựa và tận dụng sản phẩm có thể tái chế

Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Chúng ta đều biết túi nilon làm một trong những chất liệu rất khó để mà phân hủy, có thể đến hàng ngàn năm sau chúng vẫn chưa tan rã ra.

Thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần rồi vứt hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Bạn hãy áp dụng phương pháp tận dụng bất cứ sản phẩm nào bản thân có thể tái chế sử dụng được. Hành động này sẽ góp phần giảm thiểu được một số lượng rác thải lớn ra môi trường. 

Tóm lại, các biện pháp bảo vệ môi trường nước thật ra rất đơn giản nhưng trên hết vẫn là ý thức chung của cộng đồng, cũng như những giải pháp cụ thể về chế tài của chính phủ đối với những hành động gây hủy hoại môi trường nước. Hãy cùng Hoàng Nguyên Phát chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta nhé!

Công ty TNHH Nước & CN Môi Trường Hoàng Nguyên Phát Chuyên thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp.

Email: thelucmoitruong@gmail.com

Office: Số A3-2-6 chung cư Lê Thành, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/thelucmoitruong

Website: https://thelucmoitruong.com.vn

Thế Lực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *