ĐỘ MÀU CỦA NƯỚC LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ ĐỘ MÀU NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ

Nước – Nguồn tài nguyên vô giá cho sự sống – đang dần bị ô nhiễm bởi chính những hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Trong đó, độ màu nước thải là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Vậy độ màu của nước là gì? Làm thế nào để xử lý độ màu nước thải một cách hiệu quả? Hãy cùng Thế Lực Môi Trường tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Độ màu của nước thải là gì?

Độ màu là định nghĩa dùng để chỉ màu nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Thông thường màu đen hoặc màu nâu sẽ thấy ở nước thải công nghiệp. Màu vàng hoặc màu trắng đục sẽ thấy ở nước thải sinh hoạt.

Độ màu xuất hiện là do các hợp chất hòa tan có trong nước gây ra độ màu cao như muối vô cơ, thuốc nhuộm ngành công nghiệp dệt nhuộm hoặc một số các tạp chất hữu cơ,… Có rất nhiều cách khác nhau để xác định được độ màu của nước thải: Quan sát bằng mắt thường, sử dụng thiết bị quang học để đo độ màu.

Trong tiêu chuẩn nước thải, độ màu là một chỉ tiêu quan trọng cần kiểm soát. Nước thải có độ màu cao thường là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của các chất ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

2. Nguyên nhân gây ra độ màu trong nước thải

Độ màu trong nước thải có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Dưới đây là một số ngành nghề thường phát sinh nguồn nước thải có độ màu cao:

Công nghiệp dệt nhuộm: Sử dụng một lượng lớn thuốc nhuộm và hóa chất phụ trợ, tạo nên nước thải có độ màu đậm và khó xử lý.

Công nghiệp sản xuất giấy: Giai đoạn tẩy trắng bột giấy tạo ra nước thải có chứa lignin và các chất hữu cơ khác gây nên màu nâu sẫm.

Công nghiệp chế biến thực phẩm: Nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản, nước mắm, bia rượu,.. thường có độ màu cao do chứa protein, lipid và các chất hữu cơ khác.

Khu dân cư, khu đô thị: Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý từ các khu dân cư, khu đô thị cũng chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng gây nên màu.

3. Tác hại của nước thải có độ màu cao

Nước thải có độ màu cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Làm mất mỹ quan nguồn nước, tạo cảm giác khó chịu cho người nhìn.

Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật: Độ màu cao cản trở ánh sáng mặt trời xuyên qua, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

Gây ô nhiễm nguồn nước: Các chất tạo màu trong nước thải có thể là các chất độc hại, nguy hiểm cho sinh vật và con người.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Sử dụng nguồn nước có độ màu cao có thể gây ra các bệnh về da, đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư.

4. Các phương pháp xử lý độ màu nước thải hiệu quả

Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý độ màu nước thải hiệu quả. Tùy thuộc vào tính chất nguồn nước thải và yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn phương pháp phù hợp:

4.1 Phương pháp keo tụ

Màu sắc và độ đục là các vấn đề phổ biến của nước mặt so với nước gầm. Nước thải này chủ yếu phát sinh từ những ngành công nghiệp đặc thù như dệt nhuộm, hóa chất. Vì thế xử lý thông qua quá trình keo tụ rất cần thiết để xử lý nước thải.

Nguyên tắc chung của keo tụ là sử dụng hóa chất để tách chất ô nhiễm thành bùn và lắng xuống. Quá trình này tạo ra nguồn nước tương đối tốt vì chất bẩn được thu lại và kết thành bông cặn. Bông có kết tủa càng lớn thì có sự liên kết không bền vững nên dễ dàng bề vụn, ngược lại bông kết tủa càng nhỏ thì không có khả năng lắng được.

Quá trình này giúp loại bỏ các chất ô nhiễm bằng việc giảm điện tích Zeta trên bề mặt hạt keo. Các hóa chất thường dùng là PAC, aluminium chloride, PAC là chất keo tụ phổ biến nhất vì hiệu suất cao và dễ sử dụng.

4.2 Phương pháp màng lọc

Phương pháp này sẽ sử dụng màng lọc có kích thước nhỏ, nước thải sau khi chảy qua màng lọc các tạp chất ô nhiễm sẽ được giữ lại. So với cách khác, màng lọc dễ dàng thay thế và tích hợp nhiều tính năng như keo tụ, lọc, hấp phụ, nén ép hoặc chưng cất.

Hiện nay, có rất nhiều loại màng lọc khác nhau. Cùng với đó mỗi loại màng lọc sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong số những loại màng lọc này thì màng thẩm thấu ngược RO, màng siêu lọc và màng nano đang là loại màng lọc mang đến hiệu quả cao nhất cho quá trình giảm độ màu trong nước thải.

4.3 Phương pháp oxy hóa

So với các phương pháp khác, oxy hoá nâng cao được kỳ vọng sẽ xử lý triệt để nước thải và độ màu cao. Clo và hợp chất clo hoạt tính đem lại hiệu quả khi tách hydro sunfua, hydro sunfit, hợp chất metyl sunfit, phenol, xyanua. Sau quá trình này, hợp chất độcc hại được tách riêng ra khỏi nước thải.

Phản ứng Fenton chuyển các chất khó phân hủy sinh học thành chất có khả năng phân hủy để tiếp tục qua các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Fenton có khả năng oxy hóa chất hữu cơ và vô cơ nên nó thường dùng để xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy, thực phẩm, hóa chất.

4.4 Phương pháp điện hóa

Phương pháp điện hóa được chia làm 3 dạng:

Dạng 1 – Oxy hóa điện hóa: Dạng này sẽ giúp oxy hóa các loại chất hữu cơ độc hại khó phân hủy. Quá trình này cần sự hỗ trợ của vật liệu anot.

Dạng 2 – Keo tụ điện hóa: Dạng này chủ yếu được sử dụng để xử lý nước thải có chứa màu hữu cơ khó phân hủy. Quá trình này sẽ dựa vào nguyên tắc hòa tan Anot để hình thành nên Hydroxit có hoạt tính cao. Từ đó, keo tụ chất ô nhiễm, đặc biệt là màu hữu cơ và đẩy chúng ra khỏi nước thải.

Dạng 3 – Tuyển nổi điện hóa: Tại đây sẽ hình thành được nhiều bong bóng khí, kéo theo đó độ màu sẽ nổi lên trên mặt nước và chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ chúng.

4.5 Giảm độ màu trong nước thải bằng hoá chất

Hóa chất thường được sử dụng cho hoạt động khử màu nước thải thường là phèn nhôm, phèn sắt II hoặc phèn sắt III. Đặc trưng của các hóa chất khử màu tốt đó là nhựa cao phân tử. Khả năng hòa tan của chúng trong nước cũng rất tốt.

Xử lý nước thải có độ màu cao bằng hóa chất là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý bằng hóa chất, người vận hành cần thực hiện đúng hàm lượng, quy trình. Chú ý sự an toàn, tránh bị hóa chất bắn vào người gây nguy hiểm.

4.6 Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là phương pháp phổ biến để khử màu nước thải. Vật liệu hấp phụ thường sử dụng nhất là than hoạt tính, zeolit, tro than, chitosan, chitin… Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp sẽ lựa chọn than hoạt tính. Vì giá thành rẻ. Đồng thời chúng có thể loại bỏ được cả màu, mùi khó chịu của nước thải. Phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản, thân thiện với môi trường và người vận hành. Vì vậy, phương pháp được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Thế Lực Môi Trường – Giải pháp xử lý nước thải toàn diện

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực môi trường, Thế Lực Môi Trường tự hào là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp xử lý nước thải trọn gói cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp.

Chúng tôi cam kết:

  • Cung cấp hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, tư vấn tận tâm.
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay với Thế Lực Môi Trường để được tư vấn và báo giá tốt nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Email: thelucmoitruong@gmail.com

Hotline: 0912.906.085

Địa chỉ: Số A3-2-6 chung cư Lê Thành, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/thelucmoitruong

Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ bạn tìm ra công nghệ xử lý nước phù hợp, giải quyết mọi vấn đề nước thải, nước cấp đạt tiêu chuẩn.

Thế Lực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *