XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA

Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Việc tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí luôn được quan tâm hàng đầu. Phương pháp điện hóa nổi lên như một giải pháp tối ưu, góp phần giải quyết bài toán nan giải này. Vậy biện pháp này có quy trình vận hành như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung bên dưới đây.

1. Phương pháp điện hóa là gì?

Phương pháp điện hóa nước thải là một phương pháp hóa lý tái chế nước thải. Quá trình này được diễn ra dưới tác động của dòng điện sử dụng các điện cực hòa tan và không hòa tan.

Phương pháp này không hề sử dụng hóa chất mà hoàn toàn chỉ sử dụng dòng điện một chiều nên quá trình vận hành rất dễ dàng, cùng với đó việc kiểm soát quá trình cũng không khó khăn, vì chúng có khả năng tự động hóa.

Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng nguyên lý điện phân để phá hủy các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ trong nước thải thông qua các phản ứng hóa học xảy ra trên bề mặt các điện cực anodecatode.

Cụ thể, trong quá trình điện phân, ở các điện cực:

  • Trên cực âm (catode): Nước bị khử thành ion OH- và H2.
  • Trên cực dương (anode): Nước bị oxy hóa thành O2, H+ và electron.

Electron tạo thành dòng điện đi từ catode đến anode. Các ion OH- và H+ phản ứng với nhau tạo thành H2O.

Hơn nữa, trong quá trình này còn sinh ra các chất oxy hóa mạnh như ion hypochlorite (ClO-) và axit hypochlorous (HClO) có khả năng oxy hóa các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ trong nước thải.

Nhờ vậy mà các chất độc hại trong nước thải sẽ bị phân hủy hoàn toàn thành các sản phẩm đơn giản hơn như khí carbon dioxide, nước và các muối vô hại. Sau đó nước sạch sẽ được thải ra môi trường.

2. Những đặc điểm nổi bật của phương pháp điện hóa

Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải mang những đặc điểm nổi bật như:

  • Giúp loại bỏ và tách biệt được các thành phần hữu cơ và các loại tạp chất kim loại nặng ra khỏi nước thải. Tuy nhiên, để quá trình này đạt được hiệu quả tối đa sẽ cần phụ thuộc vào đặc tính ban đầu của nước thải, dòng điện, mật độ dòng điện,…
  • Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học không đòi hỏi các hóa chất làm sạch mà vẫn có thể phát huy tối đa khả năng trở lại được màu sắc như trong tự nhiên.
  • Để quá trình diễn ra thuận lợi thì đòi hỏi việc lắp đặt và thi ng cần có kỹ thuật cao và khả năng vận hành tốt.
  • Phương pháp điện hóa nước thải có rất nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại nguồn nước sạch cho môi trường.

3. Cách xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa

3.1 Keo tụ điện hóa

Phương pháp này sẽ dùng để xử lý nước thải dệt nhuộm, ngành sản xuất giấy,… các nguồn nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy. Quá trình điện hóa sẽ dựa trên cơ sở điện hóa hòa tan các anot, từ đó sẽ tạo ra các hydroxit kim loại có hoạt tính cao. Hoạt động này nhằm mục đích keo tụ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Phương pháp này có những đặc điểm như sau:

  • Quá trình chỉ sử dụng dòng điện một chiều.
  • Bên phía điện cực dương sẽ tạo ra chất keo tụ trên các kim loại hòa tan như: Nhôm, sắt, chì,…
  • Cần lựa chọn nồng độ pH của các kim loại hòa tan phù hợp với đặc trưng của từng loại nước thải.
  • Bể keo tụ điện hóa luôn luôn phải được nạp nước thải liên tục.

Tất cả các hoạt động như: thời gian lưu lượng nước, cường độ dòng điện, hiệu điện thế và hiệu suất vận hành phải được thực hiện đồng bộ và có sự bổ trợ lẫn nhau.

Hiệu suất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ thể hiện ở chỗ:

  • Các chất hoạt động trên bề mặt chiếm khoảng 60 – 70%.
  • Chất béo khoảng 75 – 95%.
  • Dầu: 95%.
  • Crom khoảng 90 – 98%.
  • Các chất lơ lửng: 90 – 95%.

Các nguồn nước thải có chứa nhiều hạt keo, các tạp chất lơ lửng, hoặc tạp chất vừa có khả năng hòa tan vừa có khả năng hấp thụ các bông hidroxit kim loại thường sẽ được xử lý bằng phương pháp keo tụ

3.2 Oxy hóa điện hóa

Những loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ thường sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, sau sự ra đời của phương pháp oxy hóa điện hóa thì nhiều người đã lựa chọn sử dụng phương pháp này.

Vì phương pháp này có thể giúp rút ngắn được thời gian xử lý. Đặc biệt chúng có thể oxy hóa được các chất hữu cơ độc hại hoặc khó phân hủy bằng vi sinh như phenol.

Quá trình oxy hóa điện phân sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu anot. Trong đó, có một số vật liệu anot tồn tại quá thể oxy cao thường sẽ là: PbO(2), SnO(2), Sb(2)O(3). Vì những chất này có khả năng làm tăng điện thế oxy hóa.

Điều kiện để các anot hoạt động mang lại hiệu quả cao là:

  • Anot có tính quá thế oxy hóa cao.
  • Anot có khả năng tồn tại bền vững trong các môi trường khác nhau.
  • Anot có khả năng xúc tác điện hóa giúp quá trình oxy hóa.

Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy được những điểm đặc biệt về phương pháp điện hóa nước thải. Phương pháp này không chỉ đáp ứng được tiêu chí dễ dàng trong quá trình vận hành mà còn không tốn chi phí cho việc sử dụng thêm các hóa chất bổ sung.

Chắc hẳn với những lý do này đã đủ để bạn tin tưởng lựa chọn phương pháp này. Thế Lực Môi Trường chúng tôi chuyên về xử lý nước thải, nếu bạn có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chính xác và uy tín.

Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin mới, bổ ích hỗ trợ cho quá trình xử lý nước thải của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Email: thelucmoitruong@gmail.com

Địa chỉ: Số A3-2-6 chung cư Lê Thành, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/thelucmoitruong

Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ bạn tìm ra công nghệ xử lý nước phù hợp, giải quyết mọi vấn đề nước thải, nước cấp đạt tiêu chuẩn.

Thế Lực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *