Tin buồn ngày môi trường thế giới
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn
Chí ít là 2/3 trong tổng số 91 con sông trên khắp thế giới được khảo sát cũng đang trong tình trạng bị “ô nhiễm thuốc kháng sinh”.
Thảm họa “ô nhiễm kháng sinh” toàn cầu – có nơi gấp 300 lần mức tiêu chuẩn
Kể từ năm 1928, sau khi được Alexander Fleming (1881-1955) chứng minh công hiệu, thuốc kháng sinh đã trở thành một phần không thể thiếu của nhân loại. Mỗi năm, chúng ta lại sản xuất và sử dụng thuốc kháng sinh nhiều hơn.
Hàng triệu người được thuốc kháng sinh cứu sống khỏi các bệnh nhiễm trùng. Song sau khi hoàn thành nghĩa vụ, lượng kháng sinh dư thừa lại “đào thoát” ra ngoài qua bài tiết. Xét ra mỗi năm, nhân loại “thải ra” hàng tấn phân tử kháng sinh.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 1.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 2.
Hàng tấn phân tử kháng sinh đã thông qua con người mà nhiễm vào sông suối
Ở những nước phát triển, kháng sinh dư thừa được giải quyết thông qua nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, ngay cả những máy móc tân tiến nhất cũng không loại bỏ được toàn bộ các phân tử kháng sinh. Còn ở những nơi không có nhà máy xử lý, chúng đơn giản chảy trực tiếp vào sông ngòi.
Trong một đo đạc thực tế gần đây trên tổng số 91 con sông từ khắp nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu kinh hoàng phát hiện dấu vết thuốc kháng sinh tại 2/3 các địa điểm được lấy mẫu. Từ sông Thames của Anh cho đến sông Mekong, sông Tigris (Châu Á), tất cả đều tràn ngập thuốc kháng sinh.
Trừ Nam Cực, nơi không được lấy mẫu nước sông về nghiên cứu, toàn bộ các châu lục khác trên địa cầu đều đã rơi vào tình trạng “ô nhiễm kháng sinh”. Sau khi phân tích, người ta phát hiện có đến 14 loại kháng sinh quen thuộc. Ít nhất cũng có 65% các mẫu nước sông là bị nhiễm từ 1 loại thuốc kháng sinh trở lên.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 3.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 4.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 5.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 6.
65% trong tổng số các con sông trên thế giới đã nhiễm thuốc kháng sinh
Trên Bramaputra, con sông chảy qua Bangladesh, Thái Lan, nồng độ metronidazole (một loại kháng sinh thường thấy) còn cao gấp 300 lần so với mức an toàn tiêu chuẩn. Trên con sông dài nhất xếp thứ hai Châu Âu – Danube, phát hiện những 7 loại kháng sinh khác nhau.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 7.
Bramaputra, dòng sông ở Thái Lan có nồng độ ô nhiễm kháng sinh cao gấp 300 lần mức an toàn tiêu chuẩn
Môi trường “tôi luyện kỹ năng” hoàn hảo cho vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Theo William Gaze, nhà sinh thái vi sinh vật học ĐH Exeter, Anh thì chỉ cần tồn tại một chút phân tử kháng sinh ngoài môi trường thôi cũng đã là cơ hội cho vi khuẩn kháng kháng sinh tiến hóa.
Không như con người cần rất nhiều thời gian và công sức để tìm ra một loại kháng sinh, vi khuẩn kháng kháng sinh tiến bộ với tốc độ thần kinh quỷ ngạc. Chúng đặc biệt linh hoạt trong việc hoán đổi gene để đối phó với mối đe dọa.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 8.
Bằng cách thay đổi đặc tính cấu trúc hoặc chuyển hóa, các bộ phận tế bào của vi khuẩn né tránh được hoạt tính tìm giết chúng của thuốc kháng sinh. Sau đó tiếp tục phát triển khả năng kháng thuốc và phát tán. Người bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh nếu không có thuốc điều trị tương ứng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong.
Với nồng độ thuốc kháng sinh “quá tải” trong các dòng chảy hiện thời, “bè lũ” vi khuẩn kháng kháng sinh quả thật đã bắt được cơ hội sinh tồn tuyệt vời nhất.
Hiểm họa to lớn với con người
Theo một báo cao năm 2016 thì mỗi năm, thế giới có khoảng 700.000 người chết vì nhiễm trùng . Trước đó, vào năm 2014, một nghiên cứu từ Mỹ cũng cảnh báo tới năm 2050, nhiễm trùng vi khuẩn kháng kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên cấp độ toàn cầu.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 9.
Thêm vào đó là ngoại trừ nguy cơ đẩy nhanh tốc độ phát triển cho các vi khuẩn kháng thuốc, lượng kháng sinh dư thừa nhiễm trong các dòng nước còn phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Vi khuẩn là dạng sống đông đúc và đa dạng nhất trên thế giới. Bên cạnh vi khuẩn có hại là hằng hà sa số lợi khuẩn.
Chúng tuy khác nhau nhưng lại cùng một đặc tính là dễ biến đổi. Điều này là cần thiết để sống sót trong thế giới ăn thịt lẫn nhau. Nếu chậm trễ tiến hóa, chúng sẽ trở thành con mồi cho kẻ khác.
Một khi dạng sống “nền móng” bị thuốc kháng sinh tác động, gây biến dạng, các tầng sự sống cao hơn cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Đáng ngại nhất là chúng ta vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ và cụ thể về vị trí, thời gian cũng như số lượng thuốc kháng sinh đã tràn vào thế giới tự nhiên.
Tin buồn ngày Môi trường thế giới: 2/3 các dòng sông toàn cầu đang “nhiễm độc” thuốc kháng sinh, có nơi cao gấp 300 lần mức tiêu chuẩn – Ảnh 10.
Trong tương lai, nhiễm khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Lần khảo sát mới nhất này xem ra mới chỉ là bước khởi đầu. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận vi khuẩn kháng kháng sinh đã tiến hóa đến đâu. Song quan trọng nhất vẫn là chặn đứng nguồn ô nhiễm.
“Bây giờ chính là lúc mọi người phải chung tay tìm giải pháp ngăn chặn thuốc kháng sinh tràn vào các dòng sông,” – Gaze nhấn mạnh.
“Vì hậu quả của nó đối với sức khỏe con người là vô cùng nghiêm trọng.”